Thực phẩm hữu cơ là cụm từ ngày càng được tìm kiếm trong lĩnh vực thực phẩm vì những lợi ích mà nó mang lại như bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường tự nhiên. Mời bạn cùng Leaf Mart tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thực phẩm hữu cơ nhé!
1. Thực phẩm hữu cơ là gì? Xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ là khái niệm để chỉ các thực phẩm được nuôi hoặc trồng bằng phương thức và tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp hữu cơ, trong đó không sử dụng: Hóa chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản…), hormone kích thích tăng trưởng và kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen.
Nhiều người thường hay bị nhầm lẫn thực phẩm hữu cơ là thực phẩm sạch hay thực phẩm được trồng tại nhà. Nhưng các khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Thực phẩm sạch là những loại thực phẩm được gieo trồng theo quy trình sản xuất cho phép sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học ở mức an toàn. Còn các sản phẩm muốn được công nhận là thực phẩm hữu cơ phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ.
Thực phẩm hữu cơ đang là xu hướng tiêu dùng thực dùng thực phẩm của thế giới. Ở Việt Nam, xu hướng dùng thực phẩm hữu cơ ngày càng cũng được phổ biến rộng rãi. Ngoài là nguồn thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe cho người dùng, việc nuôi trồng thực phẩm hữu cơ còn giúp bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái và bảo tồn sự đa dạng của sinh học.
2. Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ
Để được chứng nhận hữu cơ, các sản phẩm phải được trồng và sản xuất theo cách tuân thủ các tiêu chuẩn tại quốc gia mà thực phẩm hữu cơ đó được tiêu thụ.
Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ. Tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng. Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm.
Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nguồn nước, đất, phân bón,... đáp ứng tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.
Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được phép sử dụng logo. Ngoài ra trong quá trình chế biến phải đảm bảo không được phép có chứa chất bảo quản tổng hợp và thành phần hóa học.
Ví dụ ở Hoa Kỳ, có 4 cấp độ khác nhau để ghi nhãn hữu cơ:
- Nhãn “100% Organic” : Điều này có nghĩa là tất cả các thành phần được sản xuất hữu cơ.
- Nhãn “Organic”: Ít nhất 95% hoặc nhiều hơn các thành phần là hữu cơ.
- Nhãn “’Made With Organic Ingredients”: Được làm bằng các thành phần hữu cơ, chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ.
- Nhãn “Less Than 70% Organic Ingredients”: Ít hơn 70% thành phần hữu cơ.
Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã ban hành Nghị định về nông nghiệp hữu cơ như không dùng chất hóa học tổng hợp, các hóa chất độc hại, không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sản xuất hữu cơ, sản phẩm phải được chứng nhận tiêu chuẩn quốc gia từ bên thứ ba. Sản phẩm “100% hữu cơ” và sản phẩm “hữu cơ” có ít nhất 95% thành phần hữu cơ được chứng nhận phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ được mang lô gô sản phẩm hữu cơ Việt Nam.
3. Các loại thực phẩm hữu cơ
Không chỉ nông nghiệp và chăn nuôi cũng có thể thực hiện theo cách hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ đa dạng từ thực phẩm tươi từ rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa,... cho đến các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn như soda, bánh quy, ngũ cốc,...
- Thực phẩm hữu cơ từ thực vật: Không sử dụng phân bón tổng hợp hoặc thuốc trừ sâu. Người trồng cố gắng bảo vệ môi trường bằng sử dụng phân bón từ tự nhiên: phân gà, mùn cưa, phân hữu cơ.. và các biện pháp sinh học để kiểm soát mầm bệnh như luân canh cây trồng, trồng xen những cây có tác dụng đuổi và diệt côn trùng, che chắn côn trùng,...
- Thực phẩm hữu cơ động vật: Động vật dùng để lấy sữa, trứng, thịt, được gọi là hữu cơ khi được nuôi thả ngoài trời, được ăn thức ăn hữu cơ không có kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng.
Riêng các thực phẩm chế biến sẵn như soda, bánh quy, ngũ cốc,... thì không có chất phụ gia thực phẩm nhân tạo như chất bảo quản, chất tạo màu.
4. Lợi ích của thực phẩm hữu cơ
Hiện nay, thực phẩm hữu cơ đang ngày càng được sử dụng rộng rãi và đang dần phổ biến hơn. Sử dụng những thực phẩm hữu cơ thực sự rất tốt cho sức khoẻ và môi trường.
- Phòng bệnh: Hoa quả và rau hữu cơ chứa chất chống oxy hoá nhiều hơn 40% so với các sản phẩm không hữu cơ. Do vậy, thực phẩm hữu cơ rất có hiệu quả trong phòng bệnh như giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, đường huyết cao. Thực phẩm hữu cơ không có hóa chất nhân tạo, hormone kích thích tăng trưởng giúp bảo vệ sức khỏe.
- Nhiều chất dinh dưỡng hơn: Thực phẩm hữu cơ hoàn toàn không chứa các hoá chất độc hại, nên các dưỡng chất vẫn được lưu giữ.
- Không chứa sinh vật biến đổi gen: Trong các thực phẩm hữu cơ, sinh vật biến đổi gen không được sử dụng, vì vậy có những lợi ích nhất định.
- Hương vị tự nhiên: Các loại thực phẩm hữu cơ có nghĩa là thực phẩm được trồng và nuôi cấy một cách tự nhiên. Do vậy, chúng có mùi vị tự nhiên, cứng, giòn, ngon ngọt. Đây là ưu điểm rất lớn của loại thực phẩm này.
- Tăng khả năng sinh sản của động vật: Động vật được nuôi bằng những thành phần hữu cơ, chúng sẽ sinh sản tốt hơn động vật chỉ được nuôi bằng thực phẩm không hữu cơ. Vì vậy, để có trứng, thịt và sữa hữu cơ, động vật cần có chế độ ăn hoàn toàn hữu cơ.
- Tốt cho môi trường: Việc nuôi trồng những thực phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất,... Do vậy, đất và nguồn nước không bị ô nhiễm, giữ gìn độ phì nhiêu của đất.
5. Mua thực phẩm hữu cơ ở đâu?
Hiện nay, thực phẩm hữu cơ cũng được bán rộng rãi trên thị trường. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua thực phẩm hữu cơ để sử dụng.
Giá một số loại thực phẩm hữu cơ có giá đắt hơn so với các loại thực phẩm khác, nhưng đa phần giá các thực phẩm hữu cơ đều nằm trong khả năng sử dụng của người tiêu dùng. Nếu bạn muốn tiết kiệm mà vẫn có nguồn thực phẩm sạch thì có thể tận dụng làm một khoảng vườn nhỏ tại nhà để trồng rau sạch, hoa quả sạch.
6.lựa chọn thực phẩm an toàn cho gia đình bạn
Cho dù bạn chọn loại thực phẩm nào thì bạn cũng cần lưu ý:
Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng: Những cửa hàng uy tín, có thương hiệu rõ ràng để chọn mua sản phẩm, tránh mua những mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Xem kỹ nhãn mác: Giúp bạn có thêm nhiều thông tin về sản phẩm để lựa chọn sản phẩm an toàn hơn
Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi thay vì thực phẩm đóng gói, đóng hộp: Mua trái cây và rau củ trong mùa để có được sản phẩm tươi, tránh mua các loại trái cây trái mùa.
Sơ chế thực phẩm thật kỹ trước khi chế biến: Điều này giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình bạn.
Leaf Mart hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về thực phẩm hữu cơ. Nếu chia sẻ thêm về chủ đề này, bạn có thể để lại góp ý bên dưới nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét